5 khoản tiền người lao động được nhận sau khi nghỉ việc

Mình đã nghỉ việc và nhận đầy đủ các khoản tiền theo pháp luật quy định, đây là quyền lợi chính đáng nhưng mình thấy nhiều người lao động Việt Nam không biết điều này nên thành ra thiệt thòi. Chính vì vậy, mình chia sẻ câu chuyện của mình lên đây, mong rằng sẽ là một thông tin hữu ích với mọi người nhé.

Khi hiểu biết về luật, mọi người không chỉ được hưởng đầy đủ quyền lợi mà còn được đối tác, công ty tôn trọng, không bao giờ dám cư xử kiểu \\\\’coi mình là kẻ ngốc\\\\’ đâu nhé!

Mình làm việc với công ty nước ngoài được 3 năm (ở vị trí chuyên viên marketting). Vào tháng 11 năm ngoái, vì công ty kinh doanh không có lãi nên đã tuyên bố giải thể. Lúc này, công ty đã thực hiện đúng luật và trả đầy đủ cho mình các khoản tiền như:

Số ngày công chưa được tính lương (thường đươc tính bằng tổng lương chia cho 24 nếu bạn làm cả thứ 7), số ngày phép mình chưa nghỉ cũng qui ra thành tiền trả lại đầy đủ, tiền trợ cấp thôi việc thôi việc (được tính là 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc, áp dụng với người làm từ 12 trở lên), sau đó công ty có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm và mình đi làm bảo hiểm thất nghiệp cũng nhận được 1 khoản rất khá hàng tháng.

 

 

hình ảnh

  Ads (0:01)                                

Người lao động được nhận các khoản trợ cấp sau khi thôi việc, ảnh: DSD

Mình thấy nhiều người nghỉ việc không nắm được luật nên thiệt thòi. Thực tế, đã có quy định rõ về 5 khoản tiền người lao động hoàn toàn có quyền được hưởng sau khi nghỉ việc. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiền lương cho những ngày làm việc còn lại mà chưa được trả lương

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trong đó có tiền lương.

Trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Thứ hai, tiền cho những ngày nghỉ phép chưa dùng, quy đổi ra mỗi ngày tương đương 1 ngày công

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

hình ảnh

Tìm hiểu luật lao động để tránh thiệt thòi, ảnh: DSD

Thứ ba, tiền trợ cấp mất việc

Theo quy định, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm.

Theo như quy định trên thì người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp mất việc làm khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thứ tư, tiền trợ cấp thôi việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định.

Tuy nhiên, không chi trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp.

hình ảnh

Người lao động được pháp luật bảo vệ quyền lợi, ảnh: dSD

Thứ năm, tiền trợ cấp thất nghiệp (cái này bạn cần sổ bảo hiểm xã hội rồi ra Trung tâm việc làm để làm thủ tục, chứ không phải do công ty trả)

Tiền trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả không phải người sử dụng lao động. Để được hưởng khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.

Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.