Bé 14 ngày tuổi qua đời do mẹ ngủ quên khi đang cho con ăn sữa, 3 năm trước mẹ cũng mất con vì lý do tương tự

Theo Fox, mới đây, một bà mẹ 21 tuổi ở Indiana, Hoa Kỳ đã bị kết án sau khi con gái nhỏ của cô không qua khỏi vào tháng 10/2023. Đáng ngạc nhiên đây không phải là đứa con đầu tiên cô bị mất mà cách đây 3 năm, một đứa trẻ sơ sinh khác cũng qua đời khi ngủ chung giường với mẹ, nhà chức trách cho biết.

Được biết trong báo cáo của cảnh sát, người mẹ trẻ Aaliyah Lykins được cho là đã nói với những người ứng cứu đầu tiên: “Ồ không, tôi lại làm vậy nữa rồi” tại hiện trường vào ngày 9 tháng 10 năm 2023. Aaliyah đã ngủ thiếp đi sau khi cho đứa con 2 tuần tuổi của mình bú sữa mẹ. Bé gái được xác định đã chếc một cách bi thảm tại bệnh viện, sau nỗ lực hồi sức không thành công.

hình ảnh

Các bà mẹ được cho là nên đặt con lên cũi sau khi cho con ăn sữa, hoặc phải có người phụ trông con nếu mẹ quá mệt mỏi (Ảnh minh họa RaisingChildren)

Theo cáo của tòa án nộp vào ngày 15 tháng 2 năm 2024, đứa trẻ được các bác sĩ phát hiện “trong tình trạng khập khiễng, không có dấu hiệu thở” .

“Aaliyah Lykins hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm khi ngủ chung với trẻ sơ sinh, vì cô ấy đã khiến đứa con sinh ra trước đó chếc khi ngủ chung,” bản khai cho biết.

Tờ Star Press đưa tin, khoảng 3 năm trước, đứa con trai 7 tuần tuổi của Lykins, Aiden Lykins, cũng đã không qua khỏi sau khi ngủ với mẹ trên giường. Hồ sơ tòa án cho thấy vào ngày 30 tháng 10 năm 2020, Aaliyah gọi cấp cứu vì cậu con trai 7 tuần tuổi được phát hiện ngưng thở, sau khi ngủ chung giường với mẹ. Người mẹ đã thừa nhận với cảnh sát vào năm 2020 rằng lẽ ra cô không nên đặt Aiden lên giường với mình, nhưng cô quá buồn ngủ khi chăm sóc con nhỏ. Aaliyah Lykins hoàn toàn biết mối nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh ngủ chung giường với bố mẹ, bởi vì cô đã trải qua kinh nghiệm quá đau thương cách đây 3 năm. Nhưng không ngờ, sai lầm này tiếp tục lặp lại, lần này là với đứa trẻ chỉ mới 2 tuần tuổi.

hình ảnh

Người mẹ 2 lần mất con trên cùng 1 chiếc giường, cùng 1 nguyên nhân (Ảnh People)

Điều khác biệt giữa 2 cái chếc là cách đây 3 năm, người mẹ không phải đối mặt với cáo buộc nào. Vụ việc bé trai 7 tuần tuổi không qua khỏi được cho là tai nạn ngoài ý muốn trong quá trình chăm sóc trẻ. Nhưng vụ việc vào tháng 9/2023 thì gần đây Aaliyah Lykins đã bị buộc tội. Người mẹ 21 tuổi phải đối mặt với hai trọng tội, bao gồm việc lơ là, bỏ bê con cái.

Rõ ràng việc 2 đứa trẻ sơ sinh mất đi trong vòng 3 năm là nỗi đau lớn với một người mẹ. Nhưng trên hết, nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân cô. Được biết 2 đứa trẻ gặp nạn trên cùng một chiếc giường, và chỉ trong vòng vài tuần sau khi chào đời. Người mẹ trẻ rõ ràng đã trải qua sự mất mát lớn cách đây 3 năm, cứ ngỡ đó là do lần đầu làm mẹ. Nhưng không, sai lầm lại tiếp tục và một đứa trẻ khác lại ra đi.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyên những người mới làm cha mẹ nên cho con mới sinh ngủ cùng phòng với họ, nhưng không ngủ chung giường.

Ngủ chung là khi trẻ ngủ trên cùng một bề mặt với người khác, như cha mẹ hoặc anh chị em. Việc ngủ chung có thể được lên kế hoạch – ví dụ như khi cha mẹ đưa con vào giường cùng để ngủ. Ngủ chung cũng có thể xảy ra một cách vô tình – ví dụ, khi cha mẹ ôm con và ngủ quên.

Đọc xong những thông tin này, mẹ Việt nào cũng muốn cho con ngủ riêng ngay  lập tức

Trẻ sơ sinh có thể ngủ cùng phòng với bố mẹ, nhưng tốt nhất nên có cũi riêng (Ảnh minh họa RaisingChildren)

Ngủ chung có thể giúp ích cho việc cho con bú và giúp trẻ dễ dàng phản ứng hơn vào ban đêm. Nó cũng có thể tốt cho việc gắn kết với trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, ngủ chung có thể làm tăng nguy cơ tử. vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SUDI).

Chuyên gia khuyến cáo, môi trường ngủ an toàn cho bé là trong nôi an toàn, trên đệm an toàn, có ga trải giường an toàn ở nơi ngủ an toàn cả ngày lẫn đêm. Nếu ngủ trên giường thì bé phải có đệm riêng. Dù bé ngủ chung hay ngủ trong cũi thì bé cũng phải thở dễ dàng. Một môi trường ngủ an toàn giúp đường thở của bé thông thoáng và giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SUDI), bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và tai nạn chếc người khi ngủ.

Cha mẹ không nên ngủ chung với trẻ sơ sinh trong những trường hợp sau :

Hút thuốc.

Sử dụng rượu bất kỳ loại thuốc nào gây ra giấc ngủ sâu hoặc khiến kém nhận thức và không có khả năng phản ứng với con mình.

Đang cực kỳ mệt mỏi hoặc không khỏe.

Trẻ sinh non hoặc nhỏ cân so với tuổi thai.

Em bé không khỏe.

Trong những tình huống này, điều quan trọng là lập kế hoạch đặt con vào không gian ngủ thoáng đãng của riêng chúng – ví dụ như cũi, nôi hoặc cũi di động ở cùng phòng.

Ngủ cùng trẻ trên ghế dài hoặc ghế luôn không an toàn vì có thể cản trở đường thở của trẻ và dẫn đến ngạt thở. Đưa bé đến nơi an toàn nếu cha mẹ nghĩ mình có thể ngủ quên khi đang bế bé.

Đừng sử dụng đệm nước hoặc bất cứ thứ gì mềm mại bên dưới em bé – ví dụ như lớp lót bằng len cừu, chăn hoặc gối gấp. Hãy chắc chắn rằng mặt và đầu của bé không được che chắn. Cởi bỏ mũ, mũ len, mũ hoặc mũ trùm đầu trước khi ngủ.

Giữ cho không gian ngủ của bé luôn thông thoáng. Ví dụ: loại bỏ những thứ như gối, ga trải giường, chăn, đệm, đồ chơi, thiết bị định vị giấc ngủ hoặc gối chống lật. Cha mẹ có thể sử dụng túi ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh để bé không ngủ chung giường với người lớn.

Không bao giờ quấn em bé, hãy để tay chân trẻ tự do khi ngủ.

Loại bỏ bất cứ thứ gì có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho em bé. Điều này bao gồm đồ trang sức, dây chuyền, v.v

Xem thêm: Mẹ chi 23 triệu đồng/10 giờ học cách rèn con tự ngủ, bé 3 tháng tuổi khóc ròng đến tử vong

Nằm sấp khi ngủ là một tư thế ngủ vô cùng nguy hại dành cho các bé sơ sinh. Trường hợp mới đây xảy ra với 1 bé sơ sinh ở Quảng Đông (Trung Quốc) vẫn khiến nhiều người rùng mình khi nhắc lại.

Theo chia sẻ, em bé 3 tháng tuổi xấu số được mẹ đặt nằm sấp trong cũi để rèn tự ngủ theo phương pháp Cry It Out. Sau khi đặt con nằm ở đó, người mẹ đã ra khỏi phòng và tham gia vào nhóm livestream để nhận hướng dẫn từ một trung tâm đào tạo rèn trẻ tự ngủ. Trung tâm này đã thu phí 6.999 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu đồng) trong khoảng 10 ngày, mỗi ngày 1 giờ để hướng dẫn người mẹ rèn con tự ngủ bằng tư thế nằm sấp.

Mẹ chi 23 triệu đồng/10 giờ học cách rèn con tự ngủ, bé 3 tháng tuổi khóc ròng đến tử vong - 1

Thế nhưng khi đứa trẻ khóc suốt 1 tiếng đồng hồ, người hướng dẫn vẫn khuyên bà mẹ kiên nhẫn chờ đợi, con sẽ tự nín khóc. Suốt hơn 1 giờ đồng hồ nhìn con qua màn hình camera thấy bé khóc ngặt, người mẹ đã sốt ruột hỏi chuyên gia cũng như các bà mẹ có mặt trong nhóm livetream rằng “Có ai không? Tôi lo lắng quá. Con tôi vừa ngủ nhưng đã giật mình tỉnh dậy và không ngủ nữa, bé đang khóc. Tôi có nên vào đặt con nằm ngửa lại không? Tôi đang đứng trước cửa phòng con rồi, tôi sợ bé sẽ bị nghẹt thở mất”.

Thế nhưng người được cho là giáo viên hướng dẫn và tất cả các bà mẹ đều im lặng, không trả lời, thậm chí có người vẫn trấn an chị rằng bé khóc là bình thường trong quá trình rèn tự ngủ. Quả đúng như vậy, một lúc sau bà mẹ đã không thấy con khóc và cũng không cựa quậy nữa nhưng lại nghĩ rằng bé đang ngủ. Khoảng 3h chiều, đến cữ uống sữa người mẹ mới vào thì phát hiện con đã ngưng thở, môi tím tái nên đưa đi cấp cứu nhưng không kịp.

Con tôi đã chết. Con không còn thở nữa, môi con chuyển sang màu tím. Tôi phải làm gì bây giờ. Đã gần 1 giờ trôi qua kể từ khi con nín khóc. Mẹ chồng tôi đã đưa con đi cấp cứu. Làm sao tôi có thể đối diện được với chuyện này?” – bà mẹ nhắn tin chia sẻ với trung tâm.

Câu chuyện đau lòng khiến cư dân mạng xôn xao và nhiều người rơi nước mắt.

Tư thế quỳ gối nằm sấp để ngủ là tư thế mà rất nhiều trẻ sơ sinh yêu thích. Thậm chí các bậc cha mẹ thấy con nằm ngủ như thế vẫn sẽ để yên bởi trông bé mông to, mặt phúng phính rất đáng yêu. Tuy nhiên, mẹ có biết tư thế này đem đến nhiều nguy hiểm với trẻ, nhất là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Theo khuyến cáo từ hiệp hội Nhi khoa, trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ bởi đây là tư thế an toàn nhất, giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, khi cho con đi ngủ, mẹ cần nhớ các quy tắc:

Trẻ nên được ngủ trong môi trường an toàn

Theo tiến sỹ James McKenna, bác sỹ khoa nhi tại bệnh viện bang California thì việc cho trẻ sơ sinh ngủ cùng phòng với bố mẹ hay người thân sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ gặp phải SIDS. Nếu bé thường xuyên được ngủ cùng mẹ sẽ tạo điều kiện để 2 mẹ con được tiếp xúc gần gũi hơn, đồng thời mẹ cũng dễ dàng theo dõi, quan sát các biểu hiện và thay đổi của bé hơn.

Ngoài ra, đối với những em bé được nuôi bằng sữa mẹ, có cha mẹ là người không hút thuốc, uống rượu và không chịu ảnh hưởng của các chất kích thích thì nguy cơ gặp phải hội chứng này cũng giảm đi khá nhiều. Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ trẻ bị đột tử khi ngủ tăng lên khi phải sống trong môi trường chật chội, cha mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuyệt đối tránh việc để bé bị ngã khi đang ngủ

Sofa là môi trường ngủ duy nhất mà số trẻ sơ sinh đột tử do SIDS tăng lên trong những năm gần đây, với tỷ lệ tăng từ 6% tại năm 1993 lên 16% tại năm 2003, tương đương với khoảng 24-42 ca tử vong mỗi năm. Một trong số những tình huống dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc nhất là khi ba mẹ để trẻ ngủ trên ghế sofa và đi ăn hay không may ngủ thiếp đi.

Ngủ với trẻ sơ sinh trên ghế sofa hay ghế bành có thể rất nguy hiểm cho trẻ bởi nguy cơ bị ngạt thở hay mắc kẹt ở ghế cao, thêm vào đó sofa có tay vịn thấp do đó trẻ còn có thể dễ dàng bị ngã xuống nếu trở mình khi đang ngủ.

Tránh các đồ vật che mặt và đầu của bé

Trẻ sơ sinh sẽ có một giấc ngủ an toàn hơn khi trên giường hay trong cũi ngủ có ít đồ vật chiếm diện tích hơn. Cởi bỏ yếm, mũ và cởi bớt quần áo khi cho bé đi ngủ để tránh tình trạng bé khó thở khi ngủ.

Ngoài ra, cũng nên sử dụng loại chăn mềm và nhẹ để đắp cho trẻ. Nếu mẹ có mái tóc dài và dày thì cũng nên thắt gọn hay để tránh vị trí đầu của trẻ, để tránh trẻ không may bị vướng vào tóc của mẹ khi ngủ.

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/me-chi-23-trieu-dong10-gio-hoc-cach-ren-con-tu-ngu-be-3-thang-tuoi-khoc-rong-den-tu-vong-c59a6105.html

 

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/be-14-ngay-tuoi-qua-doi-do-me-ngu-quen-khi-dang-cho-con-an-sua-3-nam-truoc-me-cung-mat-con-vi-ly-do-tuong-tu