Đỗ đại học trúng 5 ngành này nên ăn mừng, mấy năm tới ra trường hái ra tiền, không bao giờ lo thất nghiệp

Các thí sinh thi đại học năm nay (2024) là thế hệ sinh năm 2006. Nói chung, dù là các em đỗ trường nào đều đáng chúc mừng cả.

Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến 5 ngành rất có tương lai. Đặc biệt là từ khoảng 5 đến 10 năm nữa, khi các em ra trường đi làm sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cũng như được trả mức đãi ngộ cao so với mặt bằng chung của xã hội. 

Thông tin này đã được báo chí đăng tải rồi, tôi chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Thứ nhất, ngành Ngôn ngữ

Có thể nói, ngôn ngữ chính là một trong những ngành nghề đang được chú ý nhiều nhất hiện nay và trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Sinh viên ngành ngôn ngữ như Anh, Nhật, Hàn,… hiện đang có cơ hội việc làm tốt hơn bao giờ hết.

Hiện nay, sự mở rộng quan hệ quốc tế, nhu cầu giao thương và du lịch,… phát triển mạnh khiến cho các nhu cầu về về biên dịch và phiên dịch sẽ không ngừng tiếp tục tăng, đặc biệt trong thời đại của các ứng dụng trên điện thoại di động, tin tức và giải trí trực tuyến.

Thứ hai, ngành Logistics

Theo dự báo, đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần thêm 2,2 triệu lao động trong ngành Logistics, trong đó 10% trong đó là nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ. Trong khi đó mỗi năm, chỉ có khoảng 2.500 cử nhân ngành này được tốt nghiệp.

Tổng cục Thống kê thông tin cho hay biết, mức lương khởi điểm của một nhân viên logistics tại Việt Nam hiện vào khoảng 350 đến 500 USD/tháng, mức lương trung bình của vị trí quản lý logistics là 3.000 đến 4.000 USD/tháng và giám đốc chuỗi cung ứng rơi vào khoảng 5.000 – 7.000 USD/tháng.

Thứ ba, ngành Tài chính – Ngân hàng

Các chuyên gia cho biết, một trong những lý do then chốt giúp ngành Tài chính – Ngân hàng luôn giữ được một vị thế cao suốt nhiều năm qua đó là cơ hội việc làm luôn rộng mở. Nhu cầu tuyển dụng ngành học này luôn dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chuyên gia dự báo đến năm 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao của ngành Tài chính – Ngân hàng tăng khoảng 20%/năm. Riêng tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này đến năm 2025 sẽ chiếm tỷ trọng 5% (khoảng 15.000 lao động) trong tổng số việc làm cần tuyển hàng năm.

Thứ tư, ngành Công nghệ thông tin

Hiện nay, mỗi năm, Việt Nam cần tới 80.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thị trường chỉ đáp ứng được khoảng 32.000 nhân lực trong một năm vì thế ngành này chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực.

Theo thống kế, mức lương ‘khủng’ của ngành công nghệ thông tin hiện cao nhất là 400 triệu và thấp nhất là 15 triệu. Mức lương này có thể dao động hơn tuỳ theo năng lực của mỗi người.

Bạn có đam mê với ngành có thể lựa chọn theo học các ngành này tại một số trường đại học như: Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM…

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số ngành học khác cũng có nhu cầu nhân lực lớn như: Vi mạch bán dẫn, Truyền thông, Du lịch, Tổ chức sự kiện, Quản trị khách sạn…

Thứ năm, ngành Digital Marketing

Chuyên gia cho biết, Digital Marketing và Content Marketing sẽ là 2 nghề hot nhất trên thị trường lao động Việt Nam tính đến năm 2030.

Tuy nhiên, dù đây là ngành học có nhu cầu nhân lực cao nhưng tỷ lệ bị đào thải cũng khá lớn. Vì thế, các bạn trẻ khi đã theo đuổi ngành này cần xây dựng kiến thức nền tảng chuyên môn vững chắc và không ngừng nỗ lực rèn luyện, bổ sung cho mình những kỹ năng cần thiết.

Những ngành học hái ra tiền trong những năm tới, ảnh minh họa, nguồn: NS

Mời bà con đọc thêm thông tin: Xu hướng việc làm thế giới trong 5 năm tới

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) có tác động đặc biệt đến sự thay đổi của thị trường lao động các nước, dù mới bắt đầu nhưng nó đã và đang phá vỡ cấu trúc thị trường lao động truyền thống ở rất nhiều nước. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra vào năm 2016 tại Thụy Sĩ, các nhà khoa học đã cảnh báo, dưới ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng vì sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động (Klaus, 2016).

Nhu cầu về lao động chất lượng cao tăng lên và nhu cầu về lao động phổ thông và trình độ tay nghề bậc trung và thấp sẽ sụt giảm rất nhanh. Diễn đàn Kinh tế thế giới 2016 đã dự đoán, CMCN 4.0 sẽ tạo ra khoảng 2 triệu việc làm mới trong các ngành công nghệ cao và tự động hóa, nhưng sẽ làm biến mất khoảng 7 triệu việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông và lao động trình độ thấp (Klaus, 2016). Đến 2023, những dự báo từ Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016 đã trở thành hiện thực.

Báo cáo của Wold Economic Forum (WEF 2023) đã chỉ ra có hơn 85% các tổ chức tham gia khảo sát đã và đang thực hiện tăng cường áp dụng công nghệ trong đó mở rộng ứng dụng kỹ thuật số và chuyển đổi số trong hoạt động của mình. Hơn 75% các công ty đang tìm kiếm để áp dụng những công nghệ mới như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) trong vòng 5 năm tới. Chính vì vậy, các nhóm ngành nghề như phân tích dữ liệu lớn, công nghệ quản lý môi trường và biến đổi khí hậu, mã hoá và an ninh mạng được đự báo là sẽ gia tăng nhu cầu mạnh mẽ nhất trong 5 năm tới.

Theo Webtretho – https://www.webtretho.com/f/goc-chia-se-thong-tin/do-dai-hoc-trung-5-nganh-nay-nen-an-mung-may-nam-toi-ra-truong-hai-ra-tien-khong-bao-gio-lo-that-nghiep