Chàng trai 30t đã làm trưởng phòng về quê làm 300 mâm cỗ cưới vợ: Mời 3000 khách nhưng cả làng không ai đi, nghe lý do mới tái mặt

Trong xã hội hiện nay, với sự chạy đua về hai từ “thành công” ngày càng khốc liệt, nhiều người đã đổ xô lên thành phố lập nghiệp. Cho nên, mỗi khi có đám cưới ở quê chỉ có vài người thân thiết của gia đình tham dự. Cũng chính vì thế mà sự tương tác giữa con người với nhau ngày càng lạnh nhạt dần. Thậm chí xảy ra một tình huống dở khóc dở cưới xảy ra, đó chính là có người tổ chức đám cưới mà không một ai đến chung vui.

Vào ngày 10 tháng 2, một video tổ chức đám cưới của một người đàn ông ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) không có ai tham dự dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi của dân cư mạng.

Bố chú rể mong muốn tổ chức cho con trai một đám cưới hoành tráng, trang trọng. Ông chuẩn bị 300 mâm cỗ, dự tính sẽ mời 3000 người dân trong làng đến chúc phúc cho cho đám cưới của con trai. Ông chi mạnh tay, đầu tư rất nhiều tiền thuê tiền bàn ghế, đặt cỗ cưới cho đầy đủ, tươm tất.

Không ngờ được rằng, ngày cưới chính, đám cưới vắng hoe. Cô dâu và chú rể đứng bên cổng để tiếp đón khách, ngoại trừ có mấy họ hàng, bạn bè gần gũi tới tham dự, còn tất cả người trong làng không một ai đến. Bàn ghế trống trơn không ai ngồi, cỗ đã bày biện đang nằm không, đợi khách đến.

 

Lí do bận việc, không bao giờ về quê đi đám cưới, chàng trai 30 tuổi vẫn hào hứng chuẩn bị lấy vợ với 300 mâm cỗ, mời 3000 khách: Ngày hỷ sự nhận cái kết

Khung cảnh của đám cưới vốn nên vui vẻ tấp nập lại trở nên ngượng ngùng. Cô dâu và chú rể nhìn nhau đỏ mặt. Bố mẹ chú rể cũng thấy ngại khi chứng kiến cảnh tượng này.

Cuối cùng không còn cách nào khác, lễ cưới vẫn phải tiến hành đúng như dự định. Lễ cưới tổ chức xong xuôi, bên nhà trai vô cùng bối rối trước những mâm cỗ ê hề đã chuẩn bị mà không có khách tới ăn.

Lí do bận việc, không bao giờ về quê đi đám cưới, chàng trai 30 tuổi vẫn hào hứng chuẩn bị lấy vợ với 300 mâm cỗ, mời 3000 khách: Ngày hỷ sự nhận cái kết

Bố chú rể cho biết: “Con trai tôi đi làm xa nhà, công việc luôn bận rộn nên rất ít khi về quê. Mọi người trong làng mời con trai tôi đi dự đám cưới, nó đều từ chối và gửi kèm một chiếc phong bì, cũng vì chuyện này nên càng ngày càng có ít người mời vì cũng biết con trai tôi cũng không đi.”

Lí do bận việc, không bao giờ về quê đi đám cưới, chàng trai 30 tuổi vẫn hào hứng chuẩn bị lấy vợ với 300 mâm cỗ, mời 3000 khách: Ngày hỷ sự nhận cái kết

“Khi con trai tôi kết hôn, không ngờ rằng lại diễn ra cảnh tượng như vậy. Nhiều người trong làng dù rảnh rỗi họ cũng không đến dự. Thậm chí, có người lúc trước chơi rất thân với con trai tôi cũng không đến”, bố chú rể chia sẻ thêm.

Cư dân mạng sau khi xem được video đã diễn ra nhiều ý kiến khác nhau:

– Đã bận như thế này rồi sao lại về quê tổ chức đám cưới?

– Bạn không đi ăn cưới người khác, tại sao tôi phải đi ăn cưới bạn.

-“Có qua có lại mới toại lòng nhau”, không có qua, sao mà muốn có lại.

Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm khác: Người đi làm ở xa, mỗi lần về quê phải mất mấy tiếng chỉ để đi ăn cưới cũng không đáng, chưa kể là tiền xăng xe, vé xe. Ai là người trả được số tiền ấy. Vì thế cũng nên thông cảm cho nhau. 

Cảnh tượng đám cưới vắng hoe, không khách tham dự có chút ngượng ngùng, nhưng mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Chú rể đã lâu không về quê cũng đồng nghĩa với việc đã “bỏ qua” bao nhiêu cái đám cưới của bạn bè, người thân. Tục ngữ có câu: “Qua qua có lại mới toại lòng nhau”, ngụ ý là bất kì mối quan hệ người với người nào đều có sự công bằng.

Ai cũng biết rằng, thể diện của mỗi con người ai cũng rất quan trọng. Nhất là những người ở quê. Nếu bạn thất hẹn với người khác nhiều lần thì khó có thể mong người khác có thể bao dung cho lỗi lầm của bạn.