Cũng bởi lý do này mà bố mẹ phải hy sinh cả thanh xuân của mình để lao đầu vào kiếm tiền, mong đổi cho con được một cuộc sống sung túc. Thế nhưng nào phải giàu có hay nghèo khó đã quyết định hạnh phúc của một gia đình hay phú quý của con cái.
Đối với mọi người, sau bao nhiêu bôn ba, va chạm, gặp gỡ người nọ, người kia thì gia đình vẫn là thứ quý giá nhất. Ở đó, cha mẹ như những người canh giữ kho báu để bất cứ đứa con nào khi đã mỏi mệt đều có chốn để trở về.
Thế nhưng, đôi khi, chính người giữ ngọn lửa sưởi ấm cho gia đình lại để tắt mất nguồn hạnh phúc mong chờ của các con chỉ vì những vụn vặt của bản thân.
1. Thương đứa này hơn đứa kia, đẩy con cái vào cuộc tranh giành lợi ích và xâu xé lẫn nhau
Dù tự dặn lòng phải yêu thương các con như nhau, không thiên vị đứa nào hơn đứa nào nhưng trong tâm thức, trái tim của cha mẹ vẫn có chỗ dành cho đứa con này nhiều hơn, đứa con kia ít hơn.
Khi còn nhỏ, trẻ con vẫn có thể nhìn thấy được điều này nhưng cùng lắm cũng chỉ là một chút cảm giác thiếu an toàn, còn lại sẽ mặc nhiên chấp nhận. Suy cho cùng, cha mẹ vẫn là những con người, không phải thần thánh cao siêu mà cả đời có thể giữ thăng bằng cho hai bát nước không bên nào thất thoát dù chỉ một giọt.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ lại rất nhạy cảm với tình thương yêu của cha mẹ. Đứa con nào được cưng chiều hơn cũng vênh mặt hơn và tương tự, đứa con nào ít nhận được tình yêu thương hơn cũng có tị nạnh. Từ đó, trong nuông chiều sinh ra đứa trẻ hoang đàng, trong thiên vị đẻ ra đứa trẻ đọ ganh.
Khi cha mẹ đến tuổi trung niên, sức lực có hạn, nhiều thứ dần phải buông tay. Đứa con được nuông chiều quen thói “há miệng đợi cơm dâng” sẽ chới với và khóc lóc. Thấy con chịu khổ, cha mẹ lại tiếp tục cấp dưỡng và trở thành những cái máy ATM miễn phí để con mình bòn rút mà không dám than vãn. Đến khi phân chia tài sản, chỉ vì đứa con được yêu thương hơn, bố mẹ một lần nữa làm tổn thương những đứa con khác bằng cách “miếng bánh ngon không chia đều”.
Thế nhưng, bi kịch nằm ở chỗ con cái ở tuổi trưởng thành, có vợ, có chồng lại khó có thể coi anh em là người nhà. Vì lợi ích riêng trong cuộc tranh giành tài sản thừa kế, không ai chịu nhường ai và mâu thuẫn từ chuyện nhỏ sẽ thành chuyện lớn.
Không có sự hòa thuận, anh chị em dần mất đi sức mạnh tình thâm và chỉ còn cách lựa chọn vơ vét hết cho mình. Tình yêu thương không công bằng của cha mẹ cuối cùng tạo ra cuộc đấu đá, cắn xé lẫn nhau vì lợi ích.
2. Xúi con sống dựa hơi vào gia đình, hở ra là gây rắc rối“Xà trên không thẳng, xà dưới cong”, cha mẹ không làm gương, khó trách con hư hỏng.Ảnh minh họa
Có những người lớn hễ gặp chuyện là mở miệng xưng oai “Biết ông nội tôi là ai không?”, “Biết cha tôi là ai không?” dù gia đình cũng thật sự cùng không phải gia thế gì cho cam. Họ chính là sản phẩm của những bố mẹ xúi con mình sống dựa hơi vào gia đình.
Nhà chú Hạnh có một cháu nội trai về nghỉ hè. Đứa trẻ này từ thành thị về da trắng như công tử bột nên bị đám trẻ nông thôn da nâu khỏe mạnh trêu ghẹo. Nó về mách chuyện này với chú Hạnh và được chú chỉ bày: “Lần sau đứa nào trêu cứ trả đũa một đổi một cho ông. Con sợ gì, chỉ cần nói cháu ông Hạnh là bọn nó hết dám đụng.” Vậy là nhờ có ông xúi giục, đứa cháu trai hôm sau mạnh dạn đẩy một đứa trẻ xuống ao cho bõ tức, khiến nó chới với dưới nước một lúc lâu. May sao còn có hàng xóm lân cận kịp phát hiện, chạy lại giúp.
Vì việc này, ông Hạnh phải mang quà cáp đến thăm cậu bé kia, còn lo cả thuốc thang các thứ.
Việc con cháu ra ngoài bị chỉ trỏ “con ông này, cháu ông kia” rồi khiếp vía chạy mất không phải là điều đáng tự hào như lầm tưởng của nhiều gia đình mà đó chỉ là biểu hiện của sự sợ hãi khi thất bại trong việc khiến người khác phải kính nể.
Đứa con có cha mẹ, ông bà xúi giục dựa hơi gia đình để uy hiếp người khác chắc chắn cũng sẽ không thể nào thoát được nỗi sợ giấu kín bên trong mà hành động bừa bãi, gây rắc rối cho chính mình và thiệt hại cho người khác.
3. Vướng vào chuyện tình cảm rắc rốiCha mẹ yêu thương nhau, con cái sẽ sống hạnh phúc và ngược lại. Những tưởng tình yêu của cha mẹ chỉ là chuyện riêng của hai người nhưng sự thật là con cái lại được hưởng rất nhiều ngọt ngào từ cuộc hôn nhân của cha mẹ.Ảnh minh họa
Chính vì vậy, nếu cha mẹ, một trong hai hoặc cả hai đều vướng vào những chuyện tình cảm ngoài luồng, con cái luôn là những người đau khổ nhất, kể cả khi con đã lập gia đình và cha mẹ đã đến tuổi trung niên.
Một khi tình cảm yêu thương tiến đến hôn nhân, rắc rối phân chia tài sản, con chung, con riêng sẽ gây ra những cuộc tranh cãi nảy lửa vì lợi ích. Khi đó, gia đình không chỉ có mất mát mà thậm chí còn bất hạnh.
4. Tuổi trẻ tiêu xài phung phí, đến già lại làm gánh nặng cho conTrong khi rất nhiều cha mẹ sợ trở thành gánh nặng cho con thì có những người cha, người mẹ chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ gì cho con cái.
Ở tuổi trung niên, sức lao động giảm và bắt đầu nghĩ đến tuổi già nhưng lại không có gì trong tay, thậm chí còn mang thêm một vài khoản nợ. Đó là viễn cảnh của những cha mẹ mặc sức sống buông thả, không cần quan tâm đến thế hệ tương lai của gia đình, cũng không cần biết những năm tháng về già của mình sẽ ra sao.Ảnh minh họa
Có tiền cứ tiêu và tiêu hết với ý nghĩ “còn người còn của” nhưng khi có chuyện bất trắc lại không hề dự phòng trước bất kỳ một phương án nào thay thế. Con cái của những cha mẹ này sẽ thật bất hạnh khi không chỉ gánh lấy toàn bộ rắc rối với tài chính bằng không của cha mẹ mà hơn thế nữa, có thể phải gồng luôn cả những khoản nợ từ trên trời mà không cách nào thoát khỏi