Tất cả lý do anh Giáp và anh Báu phải ra khỏi đoàn thầy Tuệ

Anh Báu!

Nếu anh hữu duyên đọc những dòng này thì xin chia sẻ anh Báu một cảm nhận tận đáy lòng: Người có năng lượng thấp hơn mà muốn khống chế/sở hữu/quản lý/kiểm soát người có năng lượng cao hơn thì ấy chính là sở cầu ngay trong ý niệm đầu tiên, là Nhân. Bất đắc chắc chắn, là Quả!

Anh tự nhận “về Hoa Quả Sơn” trên Facebook của anh. Ý anh có lẽ là anh giống Tôn Ngộ Không chăng?

Nhưng anh Báu à! Tôn Ngộ Không tuy từng giận Đường Tăng mà về Hoa Quả Sơn nhưng không hề giữ giấy thông quan (passport) của Đường Tăng.

Anh bay về Việt Nam mà trả “giấy thông quan” cho Đầu Đà Minh Tuệ chưa anh Báu? Nếu anh trả, thật hoan hỉ cho chúng sinh mà nếu anh không trả thì cũng thật hoan hỉ khi được biết thêm về anh.

Tôi không post clip anh Báu nói “sẵn sàng chiến đấu”, “nắm đằng chuôi”, “nhúc nhích là tôi ra tay”,… của anh Báu. Thực sự nghe xong không post vì thấy mất năng lượng người đọc của tôi lắm. Tuy giọng anh Báu bình thản nhưng cảm nhận cá nhân tôi là nó xuất phát từ một mức độ năng lượng thấp (từ 150 trở xuống) ở thời điểm phát ngôn.

Mong cầu cho anh Báu và những người suy nghĩ và hành động giống anh Báu sẽ có mức năng lượng cao hơn.

 

 

Hoan hỉ!

Phật Giáo hay các tôn giáo khác đều có cả một thế giới nhân sinh và con đường chân tu trong đó đều đi theo cách của tôn giáo đó.

Thầy Minh Tuệ tu tập theo con đường hướng dẫn qua kinh sách của Đức Phật. Nên khi chúng ta “nhìn Thầy” trong hành xử không thể nhìn dưới góc nhìn khác.

Thầy Minh Tuệ nhiều lần nói “Những người mắng chửi con, kể cả đánh con, thì con cũng cầu cho họ được hạnh phúc, không bao giờ con oán ghét họ”.

Cách hành xử và tư duy như vậy ở góc nhìn cuộc sống ngoài đời như hiện nay nghe có lọt tai không? Rõ ràng ở góc đời, đứa nào chửi tui, đánh tui thì chắc chắn bị “Tui wuấn lại chết mẹ nó chứ”, còn nếu đánh không lại thì tui làm đơn tố cáo nó.

Ở góc đời, chửi người ta người ta chửi lại, là rất đổi bình thường. Nhưng chúng ta lưu ý, đừng chửi quá mà vi phạm pháp luật hình sự có thể phải xộ khám đó. Ở góc đời, chửi nhau là rất đổi bình thường nên khi có người cầu hạnh phúc cho người chửi mình như Thầy Minh Tuệ làm cho nhiều người thấy rất bất thường.

Dưới góc độ Chân Tu, rũ bỏ hết sạch Tham – Sân – Si như Thầy Minh Tuệ, nên cách hành xử và cách tư duy của Thầy chúng ta không nên nhìn ở góc độ đời thường.

 

Chúng ta nhìn lại câu chuyện anh Đoàn Văn Báu (cùng anh Lê Khả Giáp và anh Hùng) với Thầy Minh Tuệ. Nhiều người cứ cho rằng, những ngày đầu khó khăn mới bước chân ra khỏi Việt Nam, đều nhờ vào sự trợ giúp của anh Báu nhưng bây giờ không thấy Thầy minh Tuệ mang ơn anh Báu mà chấp nhận người khác thay anh Báu. Nếu việc này chúng ta nhìn ở “góc đời thường” thì cũng nhiều người đồng cảm với anh Báu. Giúp người nhưng mới đó mà người lạnh lùng với ta!

Tuy nhiên dưới góc độ người tu hành thì không phải như vậy!

Thầy Minh Tuệ có tâm nguyện cuốc bộ hành hương về Đất Phật để tập học, thử thách bản thân trên con đường tu Phật. Thầy thường hay nói “Con không có quyền cho ai đi, cũng không có quyền không cho ai đi. Có ai đi cùng con cũng tốt đẹp, không có cũng tốt đẹp”. Trong thực tế, hành trình của Thầy gây xúc động trong giới Phật tử và nhiều người có tâm nguyện theo cùng. Nhiều người tình nguyện theo và giúp đỡ.

Thầy cũng đã trả lời rất rõ khi các Youtuber hỏi về việc gặp anh Báu như sau: “Khi có tâm nguyện đi về đất Phật, con gửi tâm thư nhờ người giúp đỡ vì không biết về hộ chiếu. Anh Báu và nhiều người đến ngõ ý giúp đỡ. Anh Báu đến trước nên con không nhận sự giúp đỡ của người đến sau. Con coi đó là Duyên. Anh Báu bây giờ không muốn tiếp tục nữa con cũng không ngăn cản được, đó cũng là Duyên. Đi hay không đi đều tùy Duyên”.

Chữ Duyên là một thuật ngữ cơ bản quan trọng của Phật giáo, đi kèm với nhân duyên trong cụm từ “nhân-duyên-quả”. Người đến, gặp, giúp đều do Duyên. Họ đi cũng do Nhân Duyên. Tùy thuộc vào nhân duyên. Đủ nhân đủ duyên thì sự việc thành và nếu thiếu nhân thiếu duyên thì sự việc chưa thành.

Trên bước đường tập học tu hành, Thầy Minh Tuệ luôn tuân thủ triệt để nguyên tắc Phật giáo để hành xử. Cho nên “Anh Báu anh Giáp không đi tiếp nữa cũng tốt đẹp, mà đi tiếp nữa cũng tốt đẹp”, như Thầy đã nói. Quả thực, người Chân Tu thì không thể có phiền não hay cảm xúc khác khi người ta đến cùng đồng hành cũng như người ta thôi không đồng hành với mình nữa. Ngươi tu không thể cứ mang ơn nghĩa của người khác để rồi trả ơn theo cách thông thường như ta nghĩ trong xã hội. Cách bậc Chân Tu trả ơn chính là làm theo lời Phật dạy cầu nguyện giải thoát cho chúng sinh.

Nhiều bạn trên các trang mạng xã hội lên tiếng mạnh mẽ nói rằng Thầy Minh Tuệ vô ơn, Thầy vắt chanh bỏ vỏ… Thậm chí có người cho rằng Thầy có âm mưu gì đó ghê gớm. Tất cả đó xuất phát từ cách nhìn ở góc đời và nhìn một cách thái quá. Nếu như những người “nhìn thái quá góc đời” này mà chịu nhìn qua góc tu, chắc chắn họ hiểu khác đi vấn đề.

 

Tôi cũng không rõ khi tình nguyện theo chân Thầy Minh Tuệ và giúp hỗ trợ thủ tục hộ chiếu, VISA, các anh Báu, Giáp có nghĩ cách ứng xử của Thầy theo nguyên tắc chân tu Phật giáo hay không? Những rõ ràng trên các clip phát trên Youtube, anh Báu truy vấn Thầy theo cách “góc đời” chứ không hề thấy bóng dáng “góc tu Phật giáo”. Từ cách ứng xử góc đời này mà nhiều người hùa theo lên án Thầy, trong khi hai góc độ không thể gặp nhau trong cách ứng xử tình huống này. Một bậc chân tu như Thầy Minh Tuệ không thể “liên quan đến quyền hạn tăng đoàn”. Đối với Thầy, theo nguyên tắc tu theo hạnh đầu đà, ai đi cùng cũng như ai rời đi đều hoan hỷ tốt đẹp cả, không thể nhờ ai hay không nhờ ai trợ giúp cho mình, tất cả đều Tùy Duyên.

Các Sư đi theo Thầy Minh Tuệ hình thành nên đoàn người “tăng đoàn”, chứ không phải thầy trò gì với Thầy Minh Tuệ. Họ đi theo nguyên tắc tự do tu tập trên đường khất thực hành hương. Họ theo Thầy bước về phía Đất Phật. Cách hành xử của họ cũng không thể so sánh với bậc Chân Tu như Thầy Minh Tuệ. Chưa kể trong số các Sư có người mới cạo đầu mặc y phấn tảo ngày hôm qua.

Hãy nhìn Thầy Minh Tuệ dưới góc độ Chân Tu chứ đừng nhìn ở góc độ đời thường![LS Trần Đình Dũng]

Hành trình đến Đất Phật của ông Thích Minh Tuệ

Ngày 12/12/2024, ông Thích Minh Tuệ cùng 5 tu sĩ khác đã chính thức khởi hành trên hành trình đến Ấn Độ qua cửa khẩu Bờ Y biên giới Việt – Lào. Tháp tùng đoàn tu sĩ có TS. Đoàn Văn Báu, nguyên thượng tá, giảng viên Khoa Tâm lý, Đại học An ninh Nhân dân đã nghỉ hưu và anh Lê Khả Giáp, 1 người có nhiều kinh nghiệm bộ hành qua các quốc gia, anh đã từng đi bộ qua 13 quốc gia, trong đó có chuyến đi bộ đến Ấn Độ.

Hành trình đến Đất Phật của sư Thích Minh Tuệ cần đi qua các quốc gia nào?- Ảnh 1.

Ông Thích Minh Tuệ cùng các sư tại cửa khẩu Bờ Y, chiều ngày 12/12/2024.

 

Như chúng ta đã biết, ông Thích Minh Tuệ tên khai sinh là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Năm 1994, ông cùng gia đình chuyển đến xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sinh sống và xuất gia tại đây. Chuyến bộ hành sang Đất Phật của ông Minh Tuệ được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, việc được đến nơi Đức Phật sinh ra và tu hành đắc đạo là ước nguyện của hầu hết các tu sĩ Phật Giáo.

Để tránh bị cản trở, gây khó dễ bởi những người hiếu kỳ và những Youtuber, Tiktoker, thời điểm xuất hành và lộ trình đoàn bộ hành được giấu kín. Các thông tin, hình ảnh, video của đoàn được anh Lê Khả Giáp công khai sau thời gian thực và thường là không có thông tin cụ thể về địa điểm, tuyến đường của đoàn. Chỉ biết đoàn đã ở trên đất Lào từ đêm 12/12/2024. Bằng 1 cách nào đó, có một số kiều bào ở Lào biết được thông tin đoàn bộ hành đi qua, họ đảnh lễ các sư và cúng dường đồ ăn cho đoàn. Theo thông tin từ anh Lê Khả Giáp, ông Thích  Minh Tuệ tiếp tục thực hành 13 hạnh đầu đà, đi bộ, đầu trần chân đất, khất thực, ngày chỉ ăn 1 bữa trước 12 giờ trưa, đêm ngủ ngồi ở nhà hoang hoặc nghĩa địa.

Hành trình đến Đất Phật của sư Thích Minh Tuệ cần đi qua các quốc gia nào?- Ảnh 2.

Ông Thích Minh Tuệ tại điểm nghỉ đêm đầu tiên trên đất Lào.

Theo lời TS. Đoàn Văn Báu, ông Thích Minh Tuệ có ước nguyện được ẩn tu ở dãy Himalaya.

Không chỉ riêng bà con Phật tử, rất nhiều người quan tâm tới chuyến đi này của ông Thích Minh Tuệ, họ lo lắng cho sự an toàn cũng như những khó khăn mà đoàn bộ hành có thể gặp phải. Thực tế, rủi ro cũng như những khó khăn trên đường là không tránh khỏi. Nhưng trong những ngày đầu tiên của lộ trình, dường như đoàn đã có những thuận lợi nhất định.

Được biết, sau khi đi bộ qua nước bạn Lào, đoàn của ông Thích Minh Tuệ sẽ tiến vào Myanmar, rồi qua Ấn Độ, tiếp đến là 2 quốc gia Nepal và Bhutan …